Cách làm Bánh tro, cơm rượu chuẩn ngày Tết Đoan Ngọ

Vào ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) hay còn gọi là Tết giết sâu bọ. Người dân miền Nam thường ăn bánh tro, cơm rượu với quan niệm chúng sẽ có tác dụng giệt trừ sâu bọ, làm thanh lọc cơ thể.

Bánh gio mật, hay còn gọi là bánh tro, bánh ú tro, bánh nẳng là một loại bánh được làm từ gạo nếp, ngâm qua nước tro và gói lá đem luộc chín trong nồi. Bánh được nhúng trong mật khi ăn hoặc chấm mật.Cùng Tour Châu Á tìm hiểu về món ăn này cũng như công thức làm bánh tro ngon nhất nhé !

Truyền thống ăn bánh tro, cơm rượu ngày Tết Đoan Ngọ

Truyền thống ăn bánh tro, cơm rượu ngày Tết Đoan Ngọ

Theo tục lệ từ xưa, người dân thường thắp hương vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h. Dù cuộc sống hiện đại đã có nhiều thay đổi nhưng nhiều gia đình Việt vẫn còn giữ nếp ăn Tết ở nhà với các món truyền thống như bánh tro, cơm rượu…

Bánh tro, dẻo thơm vị quê nhà

Bánh tro, dẻo thơm vị quê nhà

Bánh tro là thứ bánh được làm từ gạo nếp và tro. Tuy nhiên, không phải thứ tro nào cũng làm được bánh mà phải là tro của lá gai lễ ốc, lá tầm gửi, thân lá cây vừng phơi khô hoặc tro của hạt xoan chín, tro rơm nếp. Tro được hòa tan với nước, lắng trong rồi ngâm với gạo nếp cái hoa vàng sẽ cho ra màu nâu vàng trong, lóng lánh như màu hổ phách và tạo ra vị ngai ngái đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.

Bánh tro có tác dụng trung hòa bớt độc hại trong cơ thể

Bánh tro có tác dụng trung hòa bớt độc hại trong cơ thể

Bánh tro còn được gọi là bánh âm vì nó có đặc tính tư âm, bổ âm do chứa toàn nguyên vật liệu có tính âm (toàn bộ là thực vật và khoáng canxi, kali…).Bánh tro vị nhạt, tính mát ăn dễ tiêu, thích hợp nhất đối với trường hợp già yếu, trẻ em, có chứng bệnh nóng sốt âm ỉ, những trường hợp dương thịnh gây âm hư như vào mùa hè mà cực điểm là đầu tháng năm Đoan ngọ thường gây ôn dịch thương âm. Do có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, thải độc cho cơ thể để phòng và góp phần chữa một số bệnh cần lợi tiểu như tăng huyết áp, thống phong (gút) sỏi thận… Bánh tro không những trung hòa bớt độc hại trong ăn uống để bảo vệ sức khỏe trong ngày Tết Đoan ngọ mà còn cả thời gian sau đó.

Cơm rượu hương nồng, men say tốt cho sức khỏe

Xem thêm:

Cơm rượu hương nồng, men say tốt cho sức khỏe

Trong dịp Tết Đoan Ngọ, một món ăn phổ biến không thể thiếu trong các gia đình ngoài bánh tro đó là rượu nếp. Theo quan niệm người xưa, trong hệ tiêu hóa chúng ta thường có nhiều loại sâu bọ trú ngụ, nếu không diệt trừ sẽ sinh sản ngày một nhiều và gây tác hại không tốt cho cơ thể.Theo khoa học, cơm rượu nếp là loại thực phẩm được làm từ nếp trộn với men rượu và đường glucose. Đây là thực phẩm giàu tinh bột, giàu vitamin nhóm B, B1 và chứa nhiều năng lượng.
Đặc biệt cơm rượu được làm từ nếp cẩm có màu đen còn chứa chất chống oxy hóa anthrocyamin không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng tốt cho tim mạch, kích thích hệ tiêu hóa và phòng bệnh thiếu sắt…Ngoài ra, vào ngày Tết Đoan Ngọ người ta còn treo trước cửa nhà những bó cây mang ý nghĩa “trừ tà” như lá liễu, khuynh diệp, ngũ trảo và xương rồng. Khi treo phơi khô thì có thể mang lá cây này nấu nước tắm, giúp trừ bệnh tật.

Cách làm bánh tro đơn giản tại nhà

? NGUYÊN LIỆU 

-1kg gạo nếp

-1,1l nước Tro

-1 thìa cà phê muối đầy

-Khoảng 50c lá bương

-Nước và nồi luộc

? CÁCH LÀM:
– Gạo vo sạch, ngâm 10-24h cùng nước Tro, ( để gao ngậm tối đa nước, kiểm tra gạo thấy bóp nhẹ hạt gạo vỡ ra là được

– Lá bương ngâm tối thiểu 6h cho mềm, trong quá trình ngâm thay nước 2-3 lần thấy nước trong không đục nhiều nữa là được.

– Dùng 2-3 lá để gói bánh tuỳ vào độ khéo léo của mọi người.

– Quấn dây lỏng tay đủ cố định lá.

– Xếp vào nồi đổ ngập nước lã vào và luộc, chú ý thêm nước vì thời gian lâu nước cạn.

– Bánh luộc đủ thời gian thì bỏ ra rửa lại nước lạnh, rồi xếp vào rổ hoặc treo lên cho róc nước.

– Ăn kèm mật mía, mật ong tuỳ thích và có thể bỏ tủ lạnh cho mát ăn ngon hơn.

Cách làm bánh tro ngon, đơn giản
Cách làm bánh tro ngon, đơn giản

? LƯU Ý 

– Tuyệt đối không luộc bánh bằng nồi áp suất vì luộc bằng áp suất bánh mềm thì lá cũng mục, lại tạo nên mùi rất nồng, ngửi phải mùi nồng này thì không còn cảm giác muốn ăn bánh nữa luôn.

– Trong tất cả các khâu làm bánh từ gạo, lá, đến dụng cụ làm bánh TUYỆT ĐỐI không để dính chút dầu mỡ nào, vì sẽ khiến bánh luộc lên dù chín rồi nhưng không thể trong được mà sẽ vẫn còn hình hạt gạo như bánh chưng.

– Nếu dùng lá bương để gói bánh thì nên ngâm lá trước 1 ngày, và khi ngâm chịu khó thay nước để lá ra bớt màu nâu thì khi gói bánh không bị sạm màu chỗ tiếp xúc với lá.

– Khi buộc bánh chỉ quấn dây thật lỏng tay nhất có thể, chỉ cần đủ cố định lá thôi chứ đừng buộc chặt mà khi bánh chín nở ra sẽ bị bục hoặc phình phèo.

Sau khi xem xong công thức làm bánh tro thơm ngon này của Tour Châu Á, bạn có thể thường xuyên trổ tài chế biến món ăn vặt ghi điểm với gia đình rồi. Chắc chắn món bánh tro này sẽ là món ăn hấp dẫn khẩu vị cho gia đình mà xem.

Bánh Tro truyền thống mẹ làm ( Cake Made Of Glutinous Rice Flour Dipped In Lye ) I Ẩm Thực Mẹ Làm

Rate this post
Back to top button