Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu Trong 9 Tháng Mang Thai

Ăn uống của người phụ nữ trong thời kỳ có thai là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển của bào thai, sự tạo sữa trong thời kỳ cho con bú và sự lớn lên của trẻ sau khi được sinh ra. Một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng ăn uống lành mạnh là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, theo đó thai nhi có thể phát triển toàn diện hơn. Trong thời gian mang thai, thai phụ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển về thể chất và trí não của thai nhi.

Theo DRI Hoa Kỳ (Dietary Recommended Intake– Lượng ăn vào khuyến nghị), tùy vào từng giai đoạn tam cá nguyệt, thai phụ phải bổ sung dưỡng chất với hàm lượng và tỉ lệ khác nhau. Vì vậy, cần lưu ý đảm bảo chế độ thực đơn cho bà bầu để đảm bảo dinh dưỡng, cho một thai kỳ khỏe mạnh.

Dinh dưỡng cho bà bầu cần bổ sung

Sau khi mang thai các bạn nên bổ sung 4 nhóm dinh dưỡng tốt và quan trong nhất bao gồm: bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất. Sắp xếp chế độ ăn uống mỗi ngày của mẹ bầu cần khoảng 2.300 – 2.400kccal / ngày. Trong đó chiếm khoảng 55% là carbohydrate, 20% là protein và 25% là chất béo.

Những chế độ dinh dưỡng cần thiết dành cho bà bầu
Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho mẹ bầu

Những chất dinh dưỡng cho mẹ bầu được phân bổ thành các giai đoạn nhất định, tùy thuộc vào độ tuổi của thai nhi, chuyên gia dinh dưỡng sẽ có lời khuyên cụ thể cho từng người. Thông thường, chế độ ăn uống được chia thành phụ nữ mang thai theo tam cá nguyệt (ba tháng đầu) hoặc thời kỳ hình thành – sự phát triển của thai nhi.

>> Xem thêm: Bà Bầu Uống Nước Mía Đúng Cách Và Những Lưu Ý Cần Biết?

Dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Thời kỳ mẹ bầu trong 3 tháng đầu của thai nhi, các mẹ bầu cần bổ sung cho cơ thể các chất cần thiết sau: nhóm protein, chất béo, bột, canxi, axit folic, sắt để cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Sức đề kháng tốt chống lại vi khuẩn gây bệnh từ môi trường xung quanh. Nhóm Omega 3 từ cá và trứng giúp mẹ có sức khỏe tốt để sinh ra những đứa bé khỏe mạnh và thông minh.

Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ
Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ

Nó cung cấp vai trò quan trọng nhất của axit folic trong 3 tháng đầu thai kỳ vì 3 tháng đầu là giai đoạn thai nhi hình thành. Nhóm Axit folic được biết đến là chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng trong suốt thai kỳ, được kiểm chứng bởi nhiều chuyên gia giúp giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi và hỗ trợ sự phát triển bình thường của các tế bào bên trong.

Đối với những phụ nữ có nguy cơ mang thai bị dị tật bẩm sinh ngoài mong muốn, những người dùng thuốc chống động kinh sẻ được Bác Sỉ kê đơn thuốc acid folic và lời khuyên về chế độ ăn uống để ngăn ngừa khuyết tật thai nhi trong 3 tháng đầu.

Dinh dưỡng cho bà bầu trong 6 tháng cuối

Ở trong thời kỳ 6 tháng cuối thai kỳ, các mẹ bầu không nên ăn quá nhiều đồ ngọt để ngăn ngừa rối loạn đường huyết (tiểu đường thai kỳ) và tránh ăn mặn để ngăn ngừa huyết áp cao và sản giật. Trong giai đoạn này, mẹ bầu chỉ nên ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giàu protein như cá cơm, tôm, cua, trứng, thịt gia cầm …Đồng thời, bổ sung thêm nhiều rau và trái cây để cung cấp chất dinh dưỡng vitamin và khoáng chất.

Mẹ bầu nên ăn gì trong 6 tháng cuối thai kỳ

Mẹ bầu nên ăn gì trong 6 tháng cuối thai kỳ

Ngoài ra, các mẹ bầu nên ăn thêm 2 đến 3 bữa ăn phụ bao gồm các loại thực phẩm giàu protein như trứng vịt, nghêu, sò, hàu, sữa tươi không đường, vitamin bổ sung có trong nước ép và cung cấp mức omega 3.6 bằng cách ăn nhiều hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạt dẻ để phát triển trí não của trẻ.

Để giúp thai kỳ khỏe mạnh, tập thể dục hoặc yoga là cần thiết cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa tăng cân quá mức, giảm lượng muối để tránh phù nề, huyết áp cao và sản giật. Điều quan trọng hơn là mẹ bầu cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ, ngăn ngừa các trường hợp xấu nhất có thể xảy cho cả mẹ và bé.

Dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ (tuần 12 – tuần 28)

Vào tuần thứ 12 – 28 của thai kỳ, các cơ quan, hệ thần kinh và cơ của thai nhi cơ bản đã hình thành và bắt đầu làm việc. Thai nhi trong giai đoạn này đã có chiều dài khoảng 22-24 cm lúc 27 tuần, mắt, tai đã định rõ hình, đầu của bé có thể bằng 1/2 kích thước thân mình. Khoảng 25.000 tế bào thần kinh được sinh ra mỗi phút ở thai nhi. Lúc này bé cũng đã có nhiều cử động, phản xạ trong bụng mẹ. Đây thực sự là giai đoạn bé cần nguồn dinh dưỡng lớn từ mẹ để tăng trưởng nhanh.

Lượng dinh dưỡng bé cần lúc này có thể lớn gấp 2, thậm chí lớn gấp 3 lần so với giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Lượng vi chất cần thiết theo đó cũng tăng lên cụ thể như sau:

+ Canxi: Thời điểm này, các mô sẽ bắt đầu quá trình hóa cứng thành xương đầu, cánh tay và chân, các xương sườn cũng bắt đầu hình thành. Do vậy, lượng canxi thai nhi cần lúc này là vô cùng lớn. 1200mg/ngày là lượng canxi cần thiết mà mẹ cần nạp.

+ Sắt: Thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ bầu khiến việc vận chuyển oxy từ mẹ sang bé kém đi, thiếu sắt cũng khiến mẹ bầu giảm cảm giác ngon miệng, hay mệt mỏi, trẻ sinh ra có nguy cơ bị thiếu máu cao. Lượng sắt cần cung cấp cho giai đoạn này rơi vào 30 mg/ ngày.

Bên cạnh đó việc bổ sung đầy đủ các vi chất khác như: iot, axit folic, protein, kẽm, chất xơ, vitamin, khoáng chất,…theo khuyến cáo của bác sĩ cũng giúp mẹ và bé khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng phong phú, cân bằng sẽ tốt cho sự tăng trưởng kích thước của bé. Mẹ nên nhớ rằng ăn nhiều chưa hẳn đã tốt, “ăn đúng” sẽ tốt hơn là “ăn nhiều”

Dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ (tuần 29 – tuần 42)

Là giai đoạn quan trọng nhất, được xem là giai đoạn thần tốc khi mà thai nhi phát triển nhanh chóng cả về trí não và kích thước. Bé có thể dài thêm gần 25 cm nữa, tổng chiều dài vào khoảng 50 cm. Do vậy, mẹ cần chú ý đảm bảo cung cấp đủ lượng dinh dưỡng mà bé cần.

Bên cạnh các nhóm vi chất cần thiết theo khuyến nghị dinh dưỡng dành cho bà bầu như đã kể, canxi, sắt và Omega 3 (hỗ trợ phát triển trí não), vitamin D, vitamin C là các vi chất cần thiết nhất cho bé lúc này.

Việc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu đúng cách không chỉ đảm bảo cho sức khỏe của mẹ mà còn giúp thai nhi phát triển an toàn. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích cho những năm tháng mang thai. Tourchaua chúc bạn mẹ tròn con vuông nhé!

Mời bạn xem thêm: Bà Bầu Nên Ăn Gì 3 Tháng Đầu

Rate this post
Back to top button