Chùa Côn Sơn – Nơi Hội Tụ Tâm Linh Đất Việt
Hải Dương từ lâu được biết đến là điểm đến hấp dẫn là nơi hội tụ của nhiều công trình kiến trúc tâm linh độc đáo, nổi bật trong số đỏ phải kể đến chùa Côn Sơn, công trình kiến trúc tâm linh nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Chùa Côn Sơn ngày nay không đơn thuần chỉ là điểm đến tâm linh nổi tiếng mà còn là một trong những điểm du lịch hấp dẫn được nhiều người yêu thích
Chùa Côn Sơn
Chùa Côn Sơn còn có tên gọi khác là Thiên Tư Phúc Tự tọa lạc ở ngọn núi Côn Sơn thuộc huyện Chí Linh của Hải Dương. Ngôi chùa nổi tiếng này là một trong ba trung tâm lớn thuộc thiền phái Trúc Lâm trước đây. Chùa đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng năm 1994 và là một trong những di tích đặc biệt thuộc cụm di tích núi Côn Sơn – Kiếp Bạc.
Chùa Côn Sơn có tiền thân là một ngôi chùa nhỏ gọi là Kỳ Lân được nhà sư Pháp Loa xây dựng từ năm Hưng Long thứ 12, tức năm 1304. Đến năm Khai Hựu đầu tiên 1329 chùa được mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tự do sư Huyền Quang làm trụ trì. Đến thời nhà Lê chùa Côn Sơn được trùng tu và mở rộng, lúc này chùa có đến 83 gian và bao gồm rất nhiều công trình khác nhau như Tam quan, lầu chuông, gác trống, thượng hạ điện, tả hữu vu…Trải qua chiến tranh và thời gian, ngày này chùa Côn Sơn chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ nằm nép mình dưới những tàng cổ thụ xanh mướt.
Nghi môn đền Kiếp Bạc
Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo. Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Ðạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.Nghi môn đền là công trình kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, thiết kế kiểu cổng thành dạng bức cuốn thư với 3 cửa vòm và 2 trụ biểu lớn. Đây là bức tranh sinh động hội đủ tứ linh, tứ quý, khái quát cả âm dương, trời đất, thiên nhiên, con người nơi đất thánh.
Đền thờ Nguyễn Trãi
Đền thờ Nguyễn Trãi là công trình trọng điểm nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc, kiến trúc theo truyền thống và rất độc đáo; với một nguồn lớn kinh phí cùng với những người có tâm đức, các Nghệ nhân và những người thợ khéo tay, cần mẫn lao động hơn 2.500 ngày để có được công trình hôm nay, thoả mãn cao nhất nhu cầu du lịch gắn với lịch sử và tâm linh của các thế hệ mai sau. Bên phải đền là dòng suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu đền. Xung quanh khu đền là núi non xanh mát. Ở khu đền có suối, có thông, có núi non… thế đẹp tựa như bài ca về Côn Sơn mà năm nào ông đã viết.
Chùa Kính Chủ
Chùa Kính Chủ được tạo từ cảnh quan tự nhiên của động Kính Chủ ở xã An Sinh, làng Dương Nham, huyện Kinh Môn. Chùa thờ Phật, thờ thiền sư Minh Không, cùng vua Lý Thần Tông và Huyền Quang. Các tượng trong chùa đều được tạc hoàn toàn bằng đá. Bên trái cửa chùa có khắc bài thơ của vua Lê Thánh Tông đề vịnh khi ngài tới vãn cảnh chùa. Gần chùa còn có núi Yên Phụ, thờ thân phụ của Hưng Đạo Vương là đức An Sinh Vương Trần Liễu.
Giếng Ngọc
Giếng Ngọc nằm ở sườn núi Kỳ Lân, bên phải là lối lên Bàn Cờ Tiên, phía dưới chân Đăng Minh Bảo Tháp. Tương truyền đây là giếng nước do Thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quý. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm, uống vào thấy khoan khoái dễ chịu. Từ đó có tên là Giếng Ngọc và nước ở giếng được các sư dùng làm nước cúng lễ của chùa.
Hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại hữu ích cho các bạn. Đừng quên theo dõi tourchaua.net để cập nhật những thông tin hữu ích bạn nhé.