Công Thức Tính Diện Tích Hình Thang (Thường, Vuông, Cân)
Các bài toán liên quan đến hình thang thường rất phổ biến và học sinh cần phải làm quen với các kiến thức về hình thang từ rất sớm. Tuy nhiên, cách tính diện tích hình thang cũng gây không ít khó khăn cho các học sinh bởi sự phân hóa nhiều loại hình thang. Diện tích hình thang cũng khá giống như tính diện tích hình tam giác, trong bài viết này tourchaua gửi đến các bạn công thức tính diện tích hình thang, cách tính diện tích hình thang cơ bản nhất, cùng đọc tiếp để tìm hiểu nhé.
Hình thang là gì?
Hình thang được biết đến như là một tứ giác lồi thường có 2 cạnh song song với nhau, đây là hình toán học rất phổ biến hiện nay. Về định nghĩa của 2 cạnh song song của hình thang được gọi là các cạnh đáy, các cạnh còn lại là cạnh bên.
Trong toán học có 3 loại thang phổ biến:
- Hình thang thường.
- Hình thang vuông.
- Hình thang cân.
Để có thêm thông tin về cách tính diện tích đối với hình thang thường, vuông và cân hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây. Đây là tư liệu được chọn lọc và đánh giá chuyên sâu về cách tính chuẩn nhất.
Công thức tính diện tích hình thang
Một hình thang ABCD với độ dài đáy AB là a, đáy CD là b và chiều cao là h.
Ta có công thức tính như sau: Trung bình cộng 2 cạnh đáy và nhân với chiều cao giữa 2 đáy.
Trong đó:
- S: Được xem là diện tích hình thang.
- a và b: Đây là độ dài 2 cạnh đáy.
- h: Biết đến là chiều cao từ cạnh đáy a xuống b.
Công thức tính diện tích hình thang vuông
Hình thang vuông được biết đến là một hình có một góc vuông, cạnh bên thường vuông góc với hai đáy (đây cũng chính là chiều cao h).
Ta có công thức tính như sau: Trung bình công với 2 cạnh đáy và nhân với chiều cao giữa 2 đáy, tuy nhiên thì chiều cao xác định ở đây chính là cạnh bên vuông góc với 2 đáy.
Trong đó:
- S: là diện tích của hình thang.
- a và b: trong hình là độ dài 2 cạnh đáy.
- h: là độ dài cạnh bên vuông góc với 2 đáy.
Công thức tính diện tích hình thang cân
Hình thang cân trong toán học là hình có 2 góc kề một đáy bằng với nhau, 2 cạnh bên bằng nhau và thường không song song với nhau.
Đối với việc áp dụng công thức tính diện tích, bạn có thể chia nhỏ ra để tính diện tích của từng phần và cộng lại với nhau.
Chúng ta giả dụ về hình thang cân ABCD có 2 cạnh bên AD và BC bằng với nhau và AH và BK là đường cao. Về công thức tính khá đơn giản bạn chỉ việc chia ra thành 1 hình chữ nhật ABKH và 2 hình tam giác ADH và BCK. Sử dụng công thức để tính diện tích hình chữ nhật đối với ABHK và diện tích tam giác cho ADH và BCK sau đó cộng tất cả diện tích lại với nhau để tìm ra diện tích hình thang ABCD.
Công thức tính cụ thể như sau:
>> Xem thêm: Diện Tích Hình Bình Hành
Trên đây là tổng hợp cách tính diện tích hình thang mà Tour Châu Á đã tổng hợp lại, việc áp dụng công thức tính trên đây sẽ giúp bạn nắm rõ các thức tính chính sát nhất. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích được bạn trong quá trình học tập và làm việc. Chúc các bạn thành công!