Mẫu Nhà Tiền Chế Đẹp 2022 Tham Khảo Cách Chi Phí Xây Dựng

Mẫu nhà tiền chế đẹp hiện nay và chi phí xây dựng như thế nào, đây là những thông tin được đề cập rất nhiều trong năm nay. Các mẫu nhà tiền chế (còn gọi là nhà khung thép) được sử dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng để thay cho nhà bê tông truyền thống. Nhờ những ưu điểm nổi trội, thời gian thi công được rút ngắn lại và tiết kiệm kinh phí hơn. Nhờ đó mà càng ngày nhiều nhà tìm đến kiểu nhà tiền chế.

Nhà tiền chế là gì? Những điều cần biết về loại hình này

Nhà tiền chế (với tên gọi khác là nhà khung thép) đây là loại nhà được sử dụng phổ biến trong những công trình xây dựng dân dụng thay thế nhà bê tông truyền thống. Mang trong mình những ưu điểm nổi bật vượt trội, giúp cho thời gian thi công được rút ngắn và tiết kiệm chi phí một cách đáng kể.

Các kết cấu thép của nhà tiền chế được sản xuất sẵn sau đó được lắp dựng tại công trường cho nên thời gian hoàn thành sản phẩm rất nhanh. Các công trình thường sử dụng loại nhà này bao gồm: nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị, công trình thương mại, nhà để ở…

Tham khảo loại hình mẫu nhà tiền chế đẹp hiện nay

Đây là kiểu nhà được đánh giá cao là dạng nhà đẹp và có giá thành tương đối rẻ so với dạng nhà truyền thống. Trong những thập kỷ gần đây nhà tiền chế được nhiều cửa hàng, quán cà phê, nhà xưởng, thậm chí cả nhà ở đều rất được ưa chuộng.

Việc xác định đặc điểm nhận dạng nhà tiền chế rất dễ dàng, là loại nhà được làm bằng kết cấu khung thép. Đặc biệt về cơ bản, cấu trúc đặc trưng của kiểu nhà này là một cột thép trụ chắc chắn hướng ra ngoài.

Kết cấu chính

Theo tiêu chuẩn của một ngôi nhà tiền chế chất lượng thì phần móng phải chịu được toàn bộ tải trọng cho toàn bộ ngôi nhà. Tùy theo diện tích mặt bằng, nhu cầu sử dụng mà cốt móng nhà sẽ được xây dựng sâu hay nông.

Tuy nhiên, đối với những công trình xây dựng lớn, về cơ bản móng phải được đào sâu hơn để chống tình trạng tải trọng quá nặng. Ngoài những điểm cơ bản về phần móng nhà, kết cấu chính của nhà tiền chế còn bao gồm kết cấu mái, kết cấu dầm cầu chạy, hệ kết cấu chống gió, hệ thống giẳng…

Kết cấu phụ

Đặc điểm của kết cấu phụ của kiểu nhà tiền chế sẽ bao gồm vách ngăn, hệ thống đỡ vách ngăn, cầu thang, mái che, hệ thống sàn… Mặc dù chúng là kết cấu phụ của kiểu mô hình này, nhưng kết cấu cơ bản này góp phần đáng kể đảm bảo công trình trở nên chất lượng hơn.

Kết cấu bao che và tạo hình

Phần bao che và tạo hình là những phần vô cùng quan trọng để có thể tạo nên một mẫu nhà tiền chế đẹp, tính thẩm mỹ cao về tổng quan công trình. Bởi phần mái này có chức năng giúp giới hạn được khoảng không gian, bảo vệ rất tốt cho ngôi nhà khỏi những tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài gây ra.

Các vật liệu chống nóng và chịu được sự va đập cao thường được sử dụng cho phần mái nhà. Điển hình của mái nhà tiền chế lợp tôn, các tấm xi măng bao phủ bên trong, hệ sắt thép… Đặc biệt, việc sơn phủ và tạo hình này sẽ góp phần quyết định đến yếu tố thẩm mỹ của toàn bộ trần nhà.

Các nguyên vật liệu cơ bản được áp dụng để xây nhà tiền chế

Đa phần thì nguyên vật liệu để xây dựng được một căn nhà tiền chế thường khá phổ biến hiện nay, được sử dụng cho công trình dân dụng và cả những công trình lớn. Tuy nhiên, vật liêu xây dựng phải đảm bảo chất lượng từ các nhà cung cấp uy tín.

Vật liệu để làm nhà tiền chế bao gồm những gì?

Khung thép

Điểm nhận dạng nhà tiền chế đơn giản nhất đó chính là kết cấu thép. Tùy theo quy mô xây dựng, diện tích mặt bằng cũng như nhu cầu của chủ đầu tư để quyết định lựa chọn kết cấu thép sẽ có kích thước khôn giống nhau.

Thường thì toàn bộ kết cấu thép sẽ được đồng bộ hóa và sẵn sàng cho công việc xây dựng và lắp ráp. Nhờ đó, thời gian thi công được rút ngắn đi một cách đáng kể, so với bê tông thì nhà có kết cấu thép sẽ có tải trọng nhẹ hơn nên giảm được áp lực của toàn bộ công trình.

Tôn lợp mái

Hầu hết tất cả các ngôi nhà tiền chế đều sử dụng mái tôn để sử dụng cho việc thi công. Mái tôn đặc điểm nổi bật thường có trọng lượng nhẹ, màu sắc đa dạng và giá thành rẻ nên thường được mọi người lựa chọn.

Mái lợp tôn hiện nay có 3 loại được sử dụng phổ biến nhất đó là tôn 3 lớp chống nóng, tôn trơn 1 lớp và tôn lấy sáng. Tuy vậy, về cơ bản thì loại vật liệu này sẽ không đảm bảo về tính năng cách tâm nên sẽ không tiết chế được tiếng ồn.

Tấm bao che

Có khung và mái lợp tiếp theo không khỏi kể tên đó là vách bao che, đây là loại vật liệu quan trọng nhất để làm nhà tiền chế. Để có thể đảm bảo sự an toàn và chắc chắn cho công trình xây dựng nhà tiền chế trước đây gạch truyền thống được sử dụng để làm tường, vách ngăn cho các công trình. Tuy nhiên, gạch là loại nguyên liệu làm từ đất sét được khai thác trong tự nhiên và trải qua quá trình nung nên tiêu tốn nhiều nguyên liệu hơn. Điều này sẽ trực tiếp gậy ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Gạch thường sẽ có trọng lượng lớn và quá trình thi công sẽ lâu hơn. Vì vậy, ngày nay những công trình xây dựng nhà tiền chế thường sử dụng vật liệu tấm xi măng thay thế hoàn toàn gạch truyền thống. Tấm xi măng có những ưu điểm vượt trội hơn về trọng lượng nhẹ và giảm tải áp lực lên toàn bộ công trình.

Chi phí xây dựng nhà tiền chế hết bao nhiêu tiền?

Chi phí xây nhà tiền chế là yếu tố nhất quán để công trình của bạn sẽ như thế nào, đây cũng là thông tin được rất nhiều người quan tâm. Do đó, tùy thuộc loại hình xây dựng và vật liệu thi công khác nhau nên chi phí thường sẽ có sự chênh lệch.

Báo giá chi phí xây nhà tiền chế mới nhất hiện nay

Áp dụng công thức tính chi phí để bạn có thể nhận biết:  Đơn giá x Số Kg = chi phí.

– Đối với loại hình nhà xưởng công nghiệp, nhà kho và nhà để xe diện tích khoảng 150m2, cao dưới 7,5m. Nếu sử dụng cột bê tông và hợp mái tôn chi phí sẽ rơi vào tầm 1.400.000 đồng/m2 đến 2.000.000 đồng/m2.

– Nếu đã có sẵn nền bê tông và chỉ mở rộng thêm quy mô thì chi phí từ 600.000 đồng/m2 đến 1.100.000 đồng/m2.

– Nhà 1 tầng trệt, 1 tầng lâu hoặc công trình lớn hơn sử dụng bê tông cốt thép thì chi phí là 2.200.000 đồng/m2 cho đến 2.800.000 đồng/m2.

– Tùy theo diện tích, những căn nhà có khẩu độ lớn sẽ dao động từ 1.400.000 đồng/m2 đến 2.400.000 đồng/m2.

Những mẫu nhà tiền chế đẹp tiết kiệm chi phí nhất hiện nay

Tuy còn là một loại hình nhà đẹp mới lạ nhưng những tên gọi khác là nhà thép đúc sẵn hay nhà tiền chế ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng nhiều hơn. Tính đặc trưng của loại hình nhà này là có thể di chuyển mọi nơi, thời gian thi công nhanh và chi phí lắp ráp rẻ.

Nhà tiền chế cấp 4

Mô hình nhà thép tiền chế cấp 4 sử dụng nhà khung thép, cấu kiện được sản xuất trực tiếp từ xưởng. Do đó cấu tạo của mẫu nhà này sẽ bao gồm:

Cấu tạo móng

Đầu tiên là cấu tạo của móng nhà tiền chế. Móng được tạo từ bê tông cốt thép giữ ngôi nhà được vững chắc, tránh việc bật gốc nhà khỏi mặt đất trong quá trình sử dụng hay các tác động của thời tiết.

Tiếp đến là bu lông móng. Đây là cấu kiện khá quan trọng, thường được bảo quản rất kỹ vì mỗi hệ móng cần có bulong phù hợp để kết nối các cấu kiện với nhau, tạo sự chắc chắn và vững chãi cho công trình.

Cấu hình khung nhà thép cấp 4

Cột hình chữ H hoặc cột tròn, giữ cho ngôi nhà chịu được áp lực từ trên xuống.

Dầm thường có hình chữ I

Xà gồ là loại thép hình chữ C, Z, U được tùy chỉnh, phụ thuộc vào chiều cao cũng như chiều dài của xà gồ.

Độ dốc của khung nhà thường tầm 5 15%

Cuối cùng là cột và dầm thép

Với các cấu kiện này, bước nhịp có thể vượt mức với độ khẩu lớn, tiết kiệm được diện tích khi thi công.

Kết cấu phụ

Kết cấu phụ sẽ bao gồm mái nhà có thể là mái tôn kết hợp thêm tấm lợp lấy sáng.

Tiếp đến là cửa trời và tường xây bao xung quanh nhà. Tường bao quanh sử dụng tường bằng sắt hoặc các vật liệu khác để bảo vệ không gian bên trong của ngôi nhà.

Các thông số căn bản để xác định một mẫu nhà cấp 4 tiền chế:

Chiều rộng: tùy thuộc vào yêu cầu, không hạn chế. Chiều rộng nhà được tính từ mép ngoài tường đến mép ngoài tường còn lại của nhà thép tiền chế cấp 4.

Chiều dài: tùy thuộc vào yêu cầu, không hạn chế. Chiều dài nhà được tính từ mép ngoài tường đến mép ngoài tường còn lại của nhà thép tiền chế cấp 4.

Chiều cao: tùy thuộc vào yêu cầu. Chiều cao nhà được tính từ gốc trụ đến diềm mái (giao giữa tôn mái và tôn tường của nhà thép tiền chế cấp 4).

Độ dốc mái: Độ dốc mái ảnh hưởng trực tiếp đến việc thoát nước mưa ở trên mái của nhà thép tiền chế cấp 4. Độ dốc mái thường được lấy i = 15%.

Bước cột: là khoảng cách giữa các cột theo chiều dọc của nhà thép tiền chế cấp 4, được xác định dựa vào chiều dài của nhà và mục đích sử dụng trong nhà.

Tải trọng: các tác động lên công trình (trọng lượng bản thân, hoạt tải mái, tải trọng gió, tải trọng cầu trục, tải trọng sàn, Tải trọng sử dụng)

Nhà tiền chế cấp 4 thường sẽ được lắp ráp bằng các chi tiết thép lại với nhau, được cố định bằng bu lông vô cùng chắc chắn và được lên khung hình sẵn theo bản vẽ kỹ thuật trước đó. Đây là loại hình nhà khá mới mẻ, phù hợp với những gia đình có kinh tế tương đối.

Ý tưởng thiết kế nhà tiền chế cấp 4 đẹp

Khám phá mẫu thiết kế nhà tiền chế cấp 4 có gác lửng

Xu hướng loại hình nhà tiền chế cấp 4 mái bằng

Nhà tiền chế 2 mái

Nhà tiền chế 2 mái có kết cấu giống như nhà tiền chế 1 mái gồm có kết cấu chính và kết cấu phụ. Điểm khác biệt đặc trưng nhất là diện tích mặt bằng của nhà tiền chế 2 mái thường rộng hơn 1 mái rất nhiều.

Mô hình thiết kế nhà tiền chế 2 mái đẹp

Nhà tiền chế 2 tầng

Những mẫu thiết kế nhà tiền chế 2 tầng đẹp đang là xu hướng xây dựng chiếm được cảm tình của rất nhiều chủ đầu tư. Mô hình này được sử dụng rộng rãi trong các công trình công nghiệp và dân dụng như nhà xưởng, kho bãi, siêu thị, bệnh viện, trường học…

Chiêm ngưỡng loại hình thiết kế nhà tiền chế 2 tầng đẹp

Nhà tiền chế 3 tầng

Nhà 3 tầng tiền chế mang lại nhiều giá trị và lợi ích từ những địa hình chật hẹp tại những khu vực phát triển. Nhà tiền chế 3 tầng rất phù hợp với những không gian mặt phố, những nơi có diện tích nhỏ. Ngoài ra, nó còn là giải pháp cho những gia đình muốn có một ngôi nhà đẹp, thi công nhanh chóng với giá cả phải chăng.

Bộ sưu tập những loại nhà tiền chế 3 tầng đẹp

>> Xem thêm: Mẫu Nhà Ống 3 Tầng 3 Phòng Ngủ

Nhà xưởng tiền chế

Nhà tiền chế được áp dụng rộng rãi đối với những dự án nhà xưởng tiền chế và nhà kho vì tính linh hoạt, khả năng khắc phục các khoảng trống lớn và thi công khá nhanh chóng. Ngoài ra, mô hình xây dựng nhà thép tiền chế thường được sử dụng cho các công trình siêu thị, showroom, nhà hàng, nhà cao tầng…

Các loại nhà xưởng khung thép tiền chế hiện nay

Trên đây là thông tin về nhà tiền chế và các loại nhà tiền chế phổ biến. Hy vọng thông tin mà Tour Châu Á chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn!

Xây nhà tiền chế gác lửng – kinh nghiệm phải có và lưu ý cần phải biết

Rate this post
Back to top button