Nét Độc Đáo Của Văn Hóa Tây Nguyên
Văn hóa Tây Nguyên rất phong phú và đa dạng, với văn hóa chữ viết, trang phục, âm nhạc dân gian, văn hóa ẩm thực độc đáo. Tây Nguyên có nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể hết sức quý giá, như: đàn đá, cồng chiêng cùng các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, sinh hoạt cộng đồng phong phú và kho tàng văn học dân gian đặc sắc.
Văn hóa cà phê
Buôn Ma Thuột từ lâu đã được nhiều người ví như “thủ phủ cà phê” của Việt Nam. Loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu nông nghiệp ở địa phương; và chiếm đến 60% sản lượng cà phê của cả nước. Vô số hương vị cà phê đậm đà là nét đặc trưng tạo nên truyền thống văn hóa lâu đời này. Với mỗi người dân nơi đây, uống cà phê đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày, cũng cần như cơm ăn, nước uống vậy.Nét độc đáo của văn hóa cà phê Buôn Ma Thuột là song song với hoạt động thưởng thức cà phê; du khách còn được hòa mình cùng nhiều hoạt động văn hóa khác như múa lân; voi mang biểu tượng cà phê, vũ điệu cồng chiêng, hành trình du lịch cà phê, hội đua voi, đua thuyền độc mộc,… Du lịch Tây Nguyên – Buôn Ma Thuột, nếu tự tin về tài pha chế của mình thì đừng bỏ qua Hội thi pha chế cà phê rất thú vị ở đây nhé.
Văn hóa đua voi
Du lịch Tây Nguyên không chỉ nổi tiếng với các loại cà phê mà còn được biết đến là nơi nuôi dưỡng và thuần hóa voi. Voi là con vật biểu tượng cho núi rừng Tây Nguyên, với người dân nơi đây, chúng không chỉ là một loài vật quý, mà nó còn là người bạn, người đồng hành và là một thành viên trong mỗi gia đình. Voi được thuần hóa giúp người dân kéo gỗ, vận chuyển hàng hoá và đặc biệt là còn được huấn luyện để biểu diễn trong các lễ hội, nổi tiếng là Lễ hội đua voi. Có dịp du lịch Đắk Lắk đến với Buôn Đôn vào khoảng tháng 3 âm lịch, bạn sẽ được tìm hiểu nét độc đáo trong văn hóa đua voi ở đây. Lễ hội đua voi được tổ chức sau khi các mùa vụ đã thu hoạch xong và diễn ra 2 năm 1 lần. Lễ hội này mang ý nghĩa ăn mừng và cầu bình an để đem đến những may mắn, mùa màng bội thu trong năm mới.
Xem thêm: Trùng Khánh
Văn hóa cúng bến nước
Ảnh: Báo Công Thương
Vào khoảng tháng 3 dương lịch hàng năm, du lịch Tây Nguyên bạn sẽ có cơ hội được hiểu rõ hơn về văn hóa cúng bến nước của đồng bào dân tộc người dân Ê Đê. Họ quan niệm nước còn quan trọng hơn cả cơm ăn, áo mặc bởi không có cơm còn sống được cả tháng, không có áo thì chỉ bị lạnh nhưng không có nước thì không thể sống được.Cũng như Lễ hội đua voi, Lễ hội cúng bến nước cũng được diễn ra sau mùa thu hoạch, với mục đích là tạ ơn thần nước và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cho thóc đầy nhà, ngô đầy sân. Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, lễ cúng bến nước còn mang thông điệp về ý thức bảo vệ nguồn nước sạch, bảo vệ môi trường sinh thái đến với tất cả mọi người.
Văn hóa cồng chiêng – Văn hóa độc đáo nhất của du lịch Tây Nguyên
UNESCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể nhân loại. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất cũng như những giá trị về nghệ thuật đơn thuần, mà nó còn là “tiếng nói” của con người và của thần linh theo quan niệm “vạn vật hữu linh”. Theo quan niệm của người dân Tây Nguyên thì đằng sau mỗi chiếc Cồng chiêng điều ẩn chứa một vị thần chiếc Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực vị thần đó càng cao.Nét đặc biệt của văn hóa cồng chiêng là nghe tiếng cồng, người ta có thể đoán biết những niềm vui; nỗi buồn trong cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày của người dân. Mỗi tộc người có một cách riêng để chơi những bản nhạc riêng của dân tộc mình. Văn hóa cồng chiêng vì thế ngày càng trở nên độc đáo và hấp dẫn theo thời gian.Du lịch Tây Nguyên đến với Lễ hội cồng chiêng ngoài thưởng thức các nghệ nhân trình diễn những vũ điệu kết hợp với tiếng cồng chiêng, bạn còn còn được tham gia các hoạt động văn hóa khác như phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống của các dồng bào dân tộc, sinh hoạt văn nghệ dân gian, ẩm thực Tây Nguyên.
Văn hóa ăn cơm mới
Ảnh: FB Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam
Giống như Tết Nguyên đán của người Kinh, Lễ ăn cơm mới được xem như dịp Lễ Tết lớn nhất năm của đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê vùng Tây Nguyên. Lễ hội này mang đậm nét dấu ấn của tục “ăn năm, uống tháng”, nhàn hạ trong không khí mùa xuân núi rừng. Ngoài việc cúng thần, hồn lúa và tổ tiên, Lễ ăn cơm mới còn là dịp để gia chủ và khách hòa nhịp cùng các hoạt động vui chơi văn hóa: như ăn uống, hát hò, đánh cồng, chiêng, trống thâu đêm.Điểm đặc biệt của văn hóa này là không diễn ra đồng loạt mà được tổ chức tuần tự từ nhà này sang nhà khác, theo trật tự đã thỏa thuận trước. Trong những ngày diễn ra lễ ăn cơm mới, người dân các bản làng chỉ có hai việc là ăn và chơi. Tuyệt đối không đụng đến công việc đồng áng. Họ vui chơi thỏa thích, ăn uống no say. Để rồi khi lễ hội khép lại, mọi người càng thêm hăng hái, phấn khởi để bắt tay vào một vụ mùa với nhiều hy vọng mới.