Những Món Ăn Truyền Thống Việt Nam Ở Miền Bắc
Những món ăn truyền thống Việt Nam ở miền Bắc gây ấn tượng sâu sắc bằng nét dung dị mà tinh tế, nhẹ nhàng và thanh tao như chính con người Hà Nội. Điều này thể hiện rõ nhất qua mâm cơm Tết truyền thống. Vậy, để biết trong mâm cơm Tết truyền thống ở miền Bắc có gì thì cùng nhau tìm hiểu nhé.
1. Bánh chưng
Ảnh: @bachuaviahe
Bánh chưng là món đã có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Do đó trong mâm cỗ ngày Tết của người miền bắc sẽ không thể thiếu món ăn này. Bánh tượng trưng cho mặt đất, được dùng để thể hiện lòng biết ơn của hoàng tử Lang Liêu với Vua Hùng đời thứ 16 và đất trời. Bánh chưng là sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo, đậu xanh bùi bùi, tiêu cay nhẹ và mỡ heo béo ngậy đã tạo mang đến hương vị vô cùng đặc biệt. Không chỉ được bày trong các mâm cỗ ngày Tết, người miền Bắc còn tự tay gói món bánh này để làm quà tặng cho anh em họ hàng, bà con lối xóm và bạn bè.
2. Gà luộc
Ảnh: @cooky.vn
Trong mọi mâm cỗ từ đám cưới, đám hỏi, mừng thọ, tân gia thì không thể không có món thịt gà luộc. Và trong những ngày tết thì cũng không phải là ngoại lệ. Một món ăn đơn giản nhưng lại không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Những miếng thịt gà có màu vàng tươi, dai, thơm thịt chấm với muối chanh ớt tạo nên một hương vị quen thuộc mà ăn hoài vân không thấy ngán.
3. Nem rán
Ảnh: @ricekitchen
Nem rán là một món ăn độc đáo không thể thiếu trong mâm cơm Tết truyền thống ở miền Bắc, và cũng là món ăn yêu thích của nhiều người Việt. Món ăn quen thuộc này có phần nhân được làm từ miến, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, giá đỗ, hành lá, thịt xay, trứng gà, gia vị,… cuộn trong miếng bánh đa nem và chiên thật giòn. Rem rán thường được ăn kèm với dưa góp, rau sống và nước chấm chua ngọt rất ngon.
Xem thêm: Mâm cơm ngày Tết
4. Giò và thịt đông
Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy, trên mâm cơm Tết truyền thống ở miền Bắc món giò và thịt đông luôn được đặt ở vị trí trung tâm mang ý nghĩa “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”. Với vị trí trung tâm của mâm cỗ ngày Tết nên giò dường như là một trong những món ăn chắc chắn phải có. Có ý nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, một phần không thể thiếu của ẩm thực Việt. Giò được làm từ thịt nạc lợn, xay nhuyễn, gói trong lá chuối hoặc khuôn. Khi ăn cũng thái như chả lụa. Thịt đông cũng được làm từ thịt lợn nhưng có thêm nhiều thành phần khác nữa như tai lợn, thịt chân giò, bì lợn, mộc nhĩ, nấm hương và quá trình chế biến cũng có phần công phu hơn. Tất cả các nguyên liệu được đem ninh nhừ và để nguội, cho vào ngăn mát tủ lạnh đến khi đông hoàn toàn. Thịt đông ngon mềm, thanh mát nhưng không ngấy. Khi ăn thường được dùng chung với một ít của dưa hành, dưa kiệu.
5. Dưa hành
Trong mâm cơm ngày Tết của người Việt có rất nhiều món ngon, từ cao lương mĩ vị cho đến những món vô cùng giản dị, dân dã. Và một trong những món dân dã nhưng lại có vị trí đặc biệt trong mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc đó chính là món hành muối chua, hay còn gọi là dưa hành. Với vị chua chua cay nhẹ và được dùng để ăn kèm cùng với bánh chưng hay thịt đông vô cùng ngon. Đây chính là món chống ngán hữu hiệu nhất trong ngày tết mà các bạn cần biết. Cho dù cuộc sống luôn thay đổi nhưng chắc chắn rằng một điều rằng, Việt Nam còn Tết thì sẽ còn bánh chưng và dưa hành sẽ là món ăn đồng hành cùng những ngày Tết của dân tộc.
6. Xôi gấc
Trong mâm cơn Tết truyền thống ở miền Bắc, xôi gấc được xem là món ăn tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc trong năm mới. Xôi khi chín dẻo và thơm, nổi bật với sắc đỏ tự nhiên trông rất đẹp và hấp dẫn, không những hương vị thơm ngon mà còn góp phần làm nổi bật mâm cỗ.