TOP 6 Đặc Sản Mộc Châu Ngon Nhất Định Phải Thử

Không chỉ sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên xao động lòng người, các loại đặc sản Mộc Châu còn khiến du khách yêu thích với những món ăn mang đậm văn hóa của cộng đồng người dân tộc sinh sống tại đây. Cùng tourchaua.net tìm hiểu Mộc Châu có đặc sản gì trong bài viết dưới đây nhé.

1. Bê chao Mộc Châu

1. Bê chao Mộc Châu

Nguyên liệu để làm nên món bê chao này cũng cần tuyển chọn rất kỹ lưỡng, đảm bảo độ tươi non. Bê để làm món đặc sản này ngon nhất là bê đực trong khoảng 1 tuần tuổi. Dùng bê chưa từng ăn cỏ thì càng ngon hơn bởi bên non chỉ bú sữa mẹ nên có vị thơm, mềm hơn so với bê đã quá tuổi. Khi vừa nhắc bê chao ra khỏi bếp, mỡ vẫn còn sôi xèo xèo tí tách trên những miếng thịt, người ta bày lên đĩa, rắc lên chút vừng rang và lá chanh thái sợi vô trông cùng hấp dẫn. Du khách đến Mộc Châu nhâm nhi miếng thịt thơm ngon cùng rau chấm với nước tương bùi bùi, phần da dai dai, rồi lại nhâm nhi ngụm rượu táo mèo thì đúng chuẩn cái vị đậm đà của đặc sản phố núi. Người đi rồi nhưng sẽ còn nhớ mãi cái hương vị này giữa núi đồi Tây Bắc.

2. Cá suối Mộc Châu

2. Cá suối Mộc Châu

Đây là loại cá sinh sản tự nhiên tại những con suối nước chảy ra từ các mó nước thiên nhiên. Người dân thường quăng chài để bắt cá suối. Nếu được trải nghiệm một lần việc đeo giỏ bên hông sau đó lội suối quăng chiếc chài nặng trịch xuống nước, sau đó thu chài lên mà lòng khấp khởi mừng thì quả không gì sướng bằng. Loại cá suối này thường được dân địa phương huyện Phù Yên – vùng tiếp giáp với Mộc Châu bắt lên từ dòng suối chảy ra sông Đà đem lên Mộc Châu bán. Bởi vì là cá suối nên không phải hôm nào du khách cũng cơ hội để thưởng thức món đặc sản này. Cá suối Mộc Châu thường có hình tròn lẳn, miệng tròn, có những con nhỏ chỉ bằng ngón tay út, cũng có con chỉ nhỉnh hơn 2 ngón tay. Cá này sau khi được làm sạch sẽ được nướng sơ qua bằng than củi để thịt săn và chắc, hương thơm cũng nhờ đó mà giữ được lâu hơn. Bởi thao tác đơn giản và dễ làm nên người dân ở đây chế biến cá suối ra nhiều món khác nhau. Món được chế biến nhiều và đặc trưng nhất chính là cá nướng, còn được gọi là “lam nhọ” trong đó lam là nướng, nhọ là nhừ. Để làm món này, sau khi chế biến người ta sẽ ướp cá cùng một vài loại rau rừng, sả, ớt… sau đó lấy thanh tre kẹp chặt và bắc lên than hồng. Cá nướng chừng 15 phút đến khi chuyển sang màu vàng ruộm và dậy mùi là chúng ta có thể thưởng thức được.

3. Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp
Đây là đặc sản của vùng đồi núi Tây Bắc mà bất cứ du khách nào đến đây cũng có thể tìm ăn được. Ngay cả ở Mộc Châu cũng có món ăn này, nhưng thịt trâu gác bếp tại Mộc Châu lại có phong vị rất riêng biệt không lẫn với vùng khác. Thịt trâu gác bếp là món đặc sản của người Thái Đen. Thịt trâu phải được tuyển chọn kỹ từ độ tươi, phải cắt tiết sạch sẽ, sau đó thái thịt cũng phải thái sạch rồi trộn gia vị. Ướp xong để cho ráo rồi treo lên lửa, độ treo cũng phải cân nhắc để thịt ra lò được ngon nhất. Bạn có thể dùng thịt trâu gác bếp để ăn hoặc nhậu với bạn bè.

4. Nậm Pịa

4. Nậm Pịa

Nậm Pịa là một món ăn tuy rẻ nhưng không phải du khách nào cũng có thể thưởng thức được, bởi mùi vị của nó gây khó chịu đối với nhiều người. Đối với người đàn ông vùng cao thì Nậm Pịa chính là mồi nhậu thứ thiệt của họ trong phiên chợ những ngày lạnh. Nguyên liệu của món này bao gồm: tiết đông, sụn, đuôi, thịt, lục phủ ngũ tạng của bò hoặc dê, bạc nhạc… Nậm Pịa sẽ khiến cho người thưởng thức cảm thấy khó ăn lần đầu tiên, tuy nhiên nếu ăn vài lần thì ta lại thấy cái vị đắng, cay cay, thơm thơm này lại hay hay và nghiện lúc nào không hay.

5. Xôi ngũ sắc của người Dao

5. Xôi ngũ sắc của người Dao

Đây là món ăn phổ biến ở vùng cao bởi du khách có nhiều sự lựa chọn khác nhau để thưởng thức, và mùi vị của xôi cũng rất dễ ăn. Nguyên liệu để làm món này chính là gạo nếp thơm dẻo trộn với lá cây tạo nên nhiều sắc màu khác nhau. Không chỉ có hình thức đẹp với 5 màu chủ đạo, xôi ngũ sắc còn tốt cho sức khỏe người ăn bởi mỗi loại củ quả, trái cây làm ra xôi đều là những loại thực vật có thành phần mang nhiều lợi ích cho cơ thể.

6. Cơm lam truyền thống Tây Bắc

6. Cơm lam truyền thống Tây Bắc

Cơm lam Tây Bắc phổ biến trong nhiều dân tộc như Thái, H’Mông, Nùng, Dao,… Từ lam ở đây ý chỉ dùng ống nước để nấu chín gì đó. Mùi vị thơm ngon của cơm chín nướng trên bếp than là hương vị làm biết bao người say đắm không bao giờ quên được. Ăn không cơm lam cũng là một món mỹ vị, bởi nó còn mang theo hương vị thơm ngát của ống nướng. Còn nếu có món nướng để cùng nhâm nhi với cơm lam thì không gì tuyệt hảo hơn nữa.

Xem thêm Ẩm thực Mộc Châu sơn La

Rate this post
Back to top button