Những hoài niệm đẹp của Sài Gòn xưa
Sau hơn 300 năm hình thành và phát triển, Sài Gòn xưa và thành phố Hồ Chí Minh ngày nay đã trở thành một trung tâm thương mại sầm uất, lớn nhất nước.
Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có tên chính thức là Vương cung thánh đường Chính toà Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, tên tiếng Anh là Immaculate Conception Cathedral Basilica, tên tiếng Pháp: Cathédrale Notre-Dame de Saigon. Đây được xem là một “phiên bản kiến trúc” của Nhà Thờ Đức Bà Paris. Đây là tấm ảnh của Nhà thờ Đức Bà của những năm trước 1975.
Dinh Thống đốc Nam kỳ
Dinh Thống đốc khánh thành vào ngày 25.9.1869 nhưng đến năm 1875 mới hoàn tất việc trang trí bởi vì ảnh hưởng của những biến cố chính trị ở nước Pháp, quân đội Pháp thất bại cuộc chiến Pháp Phổ và Napoléon Đệ tam bị bắt. Sau khi xây dựng, dinh thự này có tên là dinh Norodom, bởi mặt tiền nằm ngang đại lộ Norodom (nay là đường Lê Duẩn).
Hồ con Rùa trước năm 1975
Sài Gòn, chẳng có lấy một cái hồ tự nhiên với liễu rủ, bóng cây tỏa mát bở cái nắng oi bức Sài Gòn ngày hạ. Nhưng Sài Gòn có hồ Con Rùa mang dáng vẻ hiện đại, hình khối hợp tuyệt vời với phong cách năng động trẻ trung của thành phố này. Bao năm qua nó vẫn hòa với nhịp thành phố, chẳng bị xa cách chút nào.
Đường Sài Gòn của ngày xưa, vẫn những hàng cây thẳng tắp nhưng vắng vẻ và thoáng đãng hơn bây giờ. Có lẽ vì thế nên cho người ta có cái cảm giác người Sài Gòn trước hình như thơ hơn, mộng hơn, lãng mạng hơn.
Nhà hát thành phố được xây dựng từ năm 1898 đến 1900, kiến trúc theo phong cách Pháp
Nhà hát Thành phố ở Sài Gòn có mặt chính hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Tự Do (nay là Đồng Khởi). Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được coi là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được dùng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây là nhà hát lâu đời nhất của Sài Gòn, khánh thành từ năm 1900. Đến năm 1955, khi đệ nhất cộng hòa được thành lập thì chính quyền đã đổi công năng của Nhà Hát thành phố thành nhà Quốc Hội.
Bến Nhà Rồng xưa
Từ lâu, Bến Nhà Rồng đã trở thành biểu tượng cho Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây ghi dấu biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, đặc biệt ở đâycòn là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
Bến Nhà Rồng với cái tên đúng nghĩa lcủa nó là Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ở ngoài Hà Nội, cũng có một bảo tàng tên như vậy nên để phân biệt người ta gọi đây là Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Dinh Xã Tây được xây dựng 1898 – 1909. Sau đó đổi thành Tòa Đô Chánh
Hiện nay là trụ sở Ủy ban nhân dân TP.HCM , trước đây đã từng trải qua các tên gọi: Dinh Xã Tây, dinh Ðốc Lý, tòa Ðô Chính (tòa Ðô Sảnh), là một trong những kiến trúc lớn và cổ kính. Tòa nhà này được khánh thành vào năm 1909 với sự tham dự của viên toàn quyền Ðông Dương nhân kỷ niệm 50 năm duy trì chánh quyền thực dân Pháp tại Sài Gòn (1859-1909).
Ngày 11/11/1860, “sở Dây thép” Sài Gòn (tức Bưu điện Sài Gòn) được thành lập
Là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất của thành phố từ xưa đến nay, bưu điện chính là địa điểm du lịch hấp dẫn mà du khách phải ghé đến trong chuyến du lịch Sài Gòn.
Bưu điện trung tâm Sài Gòn thu hút khách du lịch bởi lối khắc họa tỉ mỉ, tinh tế, hệ thống ô cửa mái vòm lớn cong vút,… Sự kết hợp giữa phong cách châu Âu hoàng gia và phong cách châu Á phóng khoáng đã tạo nên nơi đây trở thành một trong những địa điểm du lịch Sài Gòn khiến mọi người yêu thích không thôi.
>> bài viết liên quan: biển Lăng Cô
Thương xá Tax xưa
Được xây dựng từ năm 1880, Thương xá Tax đã trở thành địa điểm tham quan mua sắm gần gũi của người dân Sài Gòn trong suốt hơn 130 năm qua.
Thương xá Tax nay là một trung tâm thương mại lâu đời và nổi tiếng hàng đầu tại TP HCM với diện tích 9.200 m2 nằm ngay trung tâm quận 1, tiếp giáp 3 đại lộ mua bán sầm uất và nhộn nhịp nhất thành phố là Nguyễn Huệ, Lê Lợi và Pasteur.
Một góc chợ Bình Tây (Chợ Lớn)
Năm 1928, thương gia Quách Đàm đã chi tiền ra xây dựng chợ Bình Tây thay cho khu chợ cũ. Người dân Chợ Lớn thường gọi đây là Chợ Lớn Mới.Chợ Bình Tây được xây dựng mang phong cách kiến trúc Á Đông nhưng kết hợp những kỹ thuật hiện đại phương Tây đương thời và được đánh giá là một trong những ngôi chợ đẹp nhất Sài Gòn xưa.
Sài Gòn luôn khiến người ta phải nhớ mãi nó như câu hát tươi vui: “Một tình yêu mến ghi lời hát câu ca. Để lòng thương nhớ bao ngày vắng nơi xa. Sống mãi trong tôi bóng hôm nay sẽ không phai. Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!”. Sài Gòn của xưa đã tạo nên một dấu ấn riêng, tourchaua.net hy vọng những thông tin trên đã gợi cho bạn kỉ niệm về Sài Gòn xưa đẹp và tuyệt mỹ.